• November 23, 2024

Bi kịch trao nhầm con 42 năm ở Hà Nội- Lời khẩn cầu xét nghiệm ADN

Ngày 1/3, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã mời chị Tạ Thị Thu Trang (50 tuổi, quận Ba Đình) đến làm việc sau đơn kiến nghị “, tìm bố mẹ đẻ”.

Đại diện Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết đơn vị sẽ làm việc với Trung tâm Y tế quận Ba Đình (đơn vị quản lý Nhà hộ sinh Hàng Bún) để rà soát, xác minh các thông tin.

Theo quy định, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội không có chức năng yêu cầu công dân đi xét nghiệm ADN. Đơn vị này đề nghị chị Trang gửi đơn đến các cơ quan chức năng khác có đủ thẩm quyền để được giải đáp các thắc mắc.

“Chúng tôi sẽ đồng hành, nỗ lực và cố gắng hỗ trợ chị Trang, đồng thời tích cực phối hợp các cơ quan chức năng khi có yêu cầu”, vị đại diện nói.

Sau 8 năm biết mình là đứa trẻ trao nhầm, chị Trang cho hay mọi chuyện đã vượt quá ngưỡng chịu đựng của bản thân, đau lòng khi 50 tuổi vẫn chưa tìm được đấng sinh thành.

“Nhiều lúc tôi đã muốn từ bỏ, không cần tìm hiểuthêm nữa, nhưng đau đáu nguồn gốc của mình”, chị nói.

Người phụ nữ liên tục bày tỏ mong muốn làm rõ uẩn khúc vì sao bên kia nhất quyết không muốn làm xét nghiệm ADN.

Năm 2016, câu chuyện chị Tạ Thị Thu Trang bị trao nhầm trong bệnh viện gây chấn động dư luận. Bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (hiện 72 tuổi) tiết lộ, mình sinh con gái tại nhà hộ sinh quận Ba Đình vào ngày 10/10/1974.

Bà Hạnh nhớ rõ khi nhận về thì thấy ở chân con là số 32, không trùng với số 33 ở tay bà. Gia đình bà đã đi tìm nhưng không thấy em bé nào có số 33.Người con khác số được bà Hạnh đưa về nhà nuôi và hết lòng yêu thương, chăm sóc, đặt tên là Tạ Thị Thu Trang.From: web game casino

Chứng kiến con lớn mỗi ngày nhưng không có nét giống với các thành viên trong gia đình, linh cảm người mẹ cho bà biết, Trang không phải con ruột mình.

Đến tháng 9/2015, người mẹ quyết định làm xét nghiệm ADN, gục ngã trước kết quả chị Trang không cùng dòng máu với mình. Biết sự thật, hai mẹ con bà Hạnh đều vô cùng đau khổ.

Thời điểm đó, sau khi báo đài đồng loạt đưa tin vềsự kiện”trao nhầm con 42 năm trước”, chị Nguyễn Thị L.A., cũng sinh ngày 10/10/1974 tại nhà hộ sinh Ba Đình, đã đến nhận bà Hạnh là mẹ đẻ. Khuôn mặt người này được nhận xét có nhiều nét giống ông Tạ Văn Thân (đã qua đời, chồng bà Hạnh).

Sau đó, chị L.A. đưa chị Trang vào Đà Nẵng nhận bố mẹ đẻ là ôngNguyễn Lê H. (sinh năm 1941) và bà Ngô Kim D. (sinh năm 1947). Hai gia đình có thời gian đi lại, liên lạc. Bản thân chị Trang cho biết, nhiều người nói chị có nét rất giống với các thành viên trong gia đình ông H., bà D.

Tuy nhiên, gần 8 năm qua, chị Trang nhiều lần đặt vấn đề xét nghiệm ADN để xác minh tính huyết thống, nhưnggia đìnhông H. không hợp tác.

Cách đây ba tháng, chị Trang viết một lá thư gửi bà D. và quyết định dừng liên lạc bởi cảm thấy sự xuất hiện của mình khiến gia đình người này phiền lòng. Đáp lại bức thư là câu nói “Mẹ xin lỗi con” của bà D.

Phóng viên Dân trí đã liên hệ với chị Nguyễn Thị L.A. nhưng hiện chưa nhận được phản hồi.

Đến nay, sợi dây cuối cùng của chị Trang là bản trích lục 10 gia đình có con sinh từ ngày 9 đến ngày 11/10/1974 tại nhà hộ sinh Ba Đình. Chị biết rằng không thể bắt ép những gia đình này đi thử ADN với mình, cũng thấu hiểu tâm trạng của họ, cuộc sống đang yên bình nên nhiều người không muốn xáo trộn.

“Tôi khẩn cầu mong cơ quan chức năng giúp đỡ để có cơ hội được xét nghiệm ADN. Tôi không muốn chờ đợi thêm, bởi chờ đợi có thể là 50 năm nữa, hết một đời người”, chị nghẹn ngào.